- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh.
- Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định.
- Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực.
1. Nghĩa vụ của doanh nghiệp:
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Góp đủ vốn điều lệ và đúng thời hạn quy định (trong 90 ngày) sau khi được cấp Giấy Chứng nhận ĐKDN; lập và lưu giữ Sổ đăng ký cổ đông/đăng ký thành viên góp vốn tại trụ sở Công ty; Cấp giấy chứng góp vốn cho thành viên/ cổ phiếu cho cổ đông đúng quy định Luật doanh nghiệp;
- Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh thì phải làm thủ tục giảm vốn bằng số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải góp đủ vốn.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Chấp hành đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ về thuế với ngân sách nhà nước; thực hiện hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo đúng quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông tin đăng ký doanh nghiệp với Phòng ĐKKD trong vòng 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi;
- Chấp hành chế độ báo cáo theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Hoạt động đúng với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký; Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh.
- Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
- Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.
- Lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.
3. Các trường hợp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
3.1. Doanh nghiệp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
a) Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;
c) Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;
d) Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.
3.2. Doanh nghiệp được tiếp tục đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
a) Đã có biện pháp khắc phục những vi phạm theo yêu cầu trong Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được Phòng Đăng ký kinh doanh chấp nhận;
b) Phải đăng ký thay đổi một số nội dung đăng ký doanh nghiệp để phục vụ quá trình giải thể và hoàn tất bộ hồ sơ giải thể theo quy định. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký thay đổi phải kèm theo văn bản giải trình của doanh nghiệp về lý do đăng ký thay đổi;
c) Có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của các tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu quy định tại điểm c khoản 1 Điều này về việc cho phép tiếp tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
d) Doanh nghiệp đã được chuyển tình trạng pháp lý từ “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” sang “Đang hoạt động”.
4. Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
doanh nghiệp có vi phạm theo trình tự quy định.
5. Lưu ý các hành vi vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký doanh nghiệp:
Nghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp như sau:
Hành vi vi phạm | Mức xử phạt |
Vi phạm về chế độ báo cáo: Chậm báo cáo theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh; Báo cáo không đầy đủ nội dung, không chính xác theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh | Mức phạt: 10 - 15 trđ (Khoản 1 Điều 48) |
Không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký; bỏ kinh doanh, tự ngừng kinh doanh mà không đăng ký | Mức phạt: 10 - 15 trđ (điểm c Khoản 1 Điều 50) |
Thay đổi trụ sở mà không đăng ký với Phòng ĐKKD trong thời hạn quy định. | Mức phạt từ: 3,0 trđ - 30 trđ (Theo thời hạn tại Điều 44) |
Kinh doanh ở địa điểm khác mà không đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh . | Mức phạt: 20 - 30 trđ (điểm c Khoản 1 Điều 54) |
Không treo biển tên doanh nghiệp tại trụ sở chính Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty; Không lập Sổ đăng ký thành viên/Sổ đăng ký cổ đông Không lưu giữ đầy đủ các tài liệu theo Điều 11 Luật Doanh nghiệp tại trụ sở chính | Mức phạt: 30 - 50 trđ (Khoản 2 Điều 52) |
Vi phạm về kê khai khống vốn điều lệ | Mức phạt: 20 - 100 trđ (Khoản 1,2,3,4,5 Điều 47) |
- Không đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn mà thành viên/cổ đông sáng lập không góp đủ vốn | Mức phạt: 30 - 50 trđ (Khoản 3 Điều 46) |
Trên đây là một số lưu ý cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, đề nghị doanh nghiệp lưu tâm và chấp hành đúng quy định.
Trân trọng./.